Chỉ số đo lường hiệu quả website – Tác động của chỉ số đo lường đến chiếc lược Marketing Online
- 21 Tháng Tư, 2023
- 0 Bình luận
Chúng ta đã cùng chia sẻ với nhau về các cách thiết kế website, các cách thức quảng bá cũng như xây dựng nội dung cho một website sao cho chuyên nghiệp – hiệu quả.
Cuối cùng, để biết được rằng trang web của bạn có đang hoạt động hiệu quả không, lượng truy cập có đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu và các chỉ số Marketing Online có đang tăng trưởng không thì bạn cần làm gì ?
Biết cách kiểm tra các chỉ số đo lường cho bất kỳ website nào có thể giúp doanh nghiệp của bạn học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa chiến lược marketing của bạn.
Các chỉ số cần phân tích
Tổng lưu lượng truy cập website (Overall Website traffic)
Kiểm tra lưu lượng truy cập của trang web khác là một cách tuyệt vời để tìm hiểu những gì họ đang làm và có thể hữu ích trong việc phát triển doanh nghiệp của riêng bạn.
Khi kiểm tra lưu lượng truy cập của một website, điều quan trọng là phải phân tích các số liệu sau:
- Số lượng khách truy cập
- Số lần xem trang
- Lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền
- Thời lượng truy cập trung bình
- Tỷ lệ thoát
- Các nguồn lưu lượng truy cập hàng đầu
Chỉ số CPL (Cost-per-Lead)
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng của bạn phụ thuộc vào loại chiến lược bạn đã sử dụng cho mỗi kênh tạo khách hàng tiềm năng. Vì vậy, đây là một số liệu cụ thể hơn nhiều so CPC (cost per click).
Chi phí CPL được tính theo công thức: Chi phí trung bình hàng tháng cho chiến dịch / tổng số lượng khách hàng tiềm năng mà công ty có trong cùng thời gian thực hiện chiến dịch.
Ví dụ: Nếu bạn chi khoảng 100.000 VNĐ để thu về dữ liệu thông tin của 10 khách hàng thì nghĩa là CPL lúc này có giá là 10.000 VNĐ/người.
Bên cạnh đó, để đo lường hiệu quả Marketing một cách chính xác nhất, CPL cần được kết hợp với tất cả các yếu tố tác động khác tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn hình dung giá CPL đó có phù hợp hay cần phải giảm xuống thấp hơn nữa.
Chỉ số CR (Conversion Rate)
Tỷ lệ chuyển đổi – phần trăm người truy cập và có thao tác trên website hoặc trang đích (landing page) của bạn như:
- Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu
- Đăng ký thành viên
- Cung cấp địa chỉ email cá nhân
- Hoàn thành giao dịch với doanh nghiệp
- …
Dù là hình thức chuyển đổi nào đi chăng nữa thì đây vẫn là một số liệu quan trọng trong việc đo lường hiệu quả Marketing. Thông thường với website, chỉ số CR đạt 2 – 3% đã là khá tốt. Còn với Landing Page, bạn nên cố gắng đẩy mức tỷ lệ này đạt ngưỡng 5% trở lên.
Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)
Tỷ lệ người dùng thoát trang được tính bằng cách chia tổng số khách truy cập cho số khách truy cập rời khỏi trang web ngay khi chỉ xem một trang. Tỷ lệ thoát được xem là đại diện cho sự quan tâm chung của người dùng đối với nội dung và thông điệp mà website bạn đang muốn truyền tải.
Trong nhiều trường hợp, tỷ lệ thoát trang càng thấp càng tốt. Vì khi khách hàng dành nhiều thời gian tìm hiểu về bạn, khả năng vị khách này chuyển đổi – trở thành khách hàng thực sự mang lại doanh thu cho doanh nghiệp là rất cao.
Chỉ số ROI – Tỷ suất lợi nhuận
Hầu như mọi chỉnh sửa, điều chỉnh và các ý tưởng sáng tạo mới mà bạn đưa ra cho chiến lược Marketing Online đều có chung 1 mục đích – tăng lợi nhuận trên tổng mức phí bạn bỏ ra. Do đó, một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Marketing quan trọng cuối cùng là ROI – Tỷ suất lợi nhuận dựa trên mức đầu tư. Nếu ROI dương tức là chiến dịch Marketing đang hoạt động tốt. Còn ngược lại ROI âm, bạn cần tìm giải pháp phù hợp, điều chỉnh lại chiến dịch ngay.
Các chỉ số được đo lường được phân tích cụ thể giúp các chiến lược Marketing Online đạt hiệu quả tối ưu hơn ngay từ bước đầu khi đưa ra kế hoạch và trong quy trình thực hiện.
Công cụ kiểm tra
Google Analytics
Google Analytics là phần mềm phân tích website hàng đầu của Google, hoàn toàn miễn phí và được biết đến với độ tin cậy cao cùng khả năng đưa ra nhiều thông tin chi tiết.
Cụ thể hơn, chỉ cần dán một đoạn javascript nhỏ vào trang web, Google Analytics sẽ giúp bạn thống kê chi tiết về các khách ghé thăm website của bạn như số lần xem trang, chuyển từ trang nào đến website của bạn, thời gian khách ở lại trang, thiết bị dùng để truy cập web, họ đang dùng hệ điều hành gì…
Nhắc đến Google Analytics, có thể kể đến một số tính năng nổi bật như:
- Phân loại nâng cao: Phân tích hành vi người dùng dựa trên hệ điều hành, vị trí, số lượng truy cập, nguồn lưu lượng truy cập… từ đó mà nắm được mục đích, nhu cầu, sở thích của người dùng đối với website của bạn.
- Cung cấp báo cáo thương mại điện tử: Nhận dữ liệu thương mại điện tử bao gồm doanh thu, số lượng sản phẩm / dịch vụ và nhiều hơn nữa.
- Kênh đa kênh: cho biết từ nguồn nào mà người dùng truy cập website của bạn, từ đó đưa ra định hướng để đẩy mạnh tiếp thị ở những kênh đem lại hiệu quả cao.
ĐÁNH GIÁ: Là một trong các công cụ phân tích website được sử dụng nhiều nhất, hoàn toàn miễn phí với nhiều chức năng đa dạng, Google Analytics là một kho dữ liệu khổng lồ mà web developers nào cũng nên tận dụng và tối đa hóa tính năng của “vũ khí” này.
Facebook pixel
Pixel là một đoạn mã javascript mà Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo để chèn vào website nhằm đo lường hiệu quả, theo dõi hành vi khách hàng. Nói một cách nôm na nhất thì Pixel giống như một chiếc camera được gắn vào ngôi nhà là website của bạn. Pixel theo dõi và ghi nhận hành vi của từng khách hàng, từ đó tạo tệp đối tượng phù hợp cho từng chiến dịch quảng cáo.
Một trong những tính năng hay ho nhất của Pixel chính là Custom Audience (đối tượng tùy chỉnh). Ví dụ cụ thể hơn, bạn đang chạy quảng cáo cho một mặt hàng, có khách hàng xem sản phẩm, chọn thêm vào giỏ hàng nhưng chưa quyết định mua thì sau một thời gian ngắn, những offer với mức giá “hời” hơn sẽ xuất hiện tự động, đó gọi là retarget với tệp đối tượng tùy chỉnh.
Ngoài ra, một chức năng tuyệt vời nữa của Facebook Pixel chính là Machine Learning, cho phép bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Lấy ví dụ, sau khi gắn Pixel vào website bán hàng mỹ phẩm của bạn, Pixel sẽ theo dõi nhu cầu, xu hướng, các sự lựa chọn của khách hàng, từ đó đẩy mạnh quảng cáo vào những mặt hàng thế mạnh.
ĐÁNH GIÁ: Vì là một công cụ được cung cấp bởi Facebook – một nền tảng mạng xã hội thu hút đại đa số khách hàng tham gia thương mại điện tử – nên Facebook Pixel giúp ta tối ưu hóa quảng cáo trên Facebook, theo dõi khách hàng truy cập vào website.
Google Tag Manager
Trình quản lý thẻ của Google – Google Tag Manager (GTM) – là công cụ cho phép bạn quản lý các thẻ trên website, có nhiệm vụ tổng hợp các loại mã bạn dán lên website để thuận tiện cho việc thao tác và quản lý.
Kết luận
Thường xuyên kiểm tra các số liệu này sẽ cung cấp cho bạn một hướng nhìn chính xác về tình trạng của chiến dịch Marketing đang thực hiện. Theo thời gian, bạn có thể rút ra bài học và điều chỉnh các chiến thuật của mình, cũng như kiểm soát chặt chẽ chiến lược để chúng đem lại nguồn lợi nhuận gia tăng.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn các đơn vị làm dịch vụ quản trị – đo lường – phân tích thông số cho các chỉ số này.
Liên hệ với Trienkhaiweb.com để biết thêm thông tin và đăng ký dịch vụ.
- 23/05/2023
- 0 Bình luận
Owned Media – Xây dựng chiến lược sao cho hiệu quả ?
Khái niệm Owned Media – truyền thông sở hữu – là một tập hợp các kênh truyền thông, công cụ được […]
- 21/05/2023
- 0 Bình luận
Paid Media – Lợi ích đối với doanh nghiệp
Paid media là một công cụ giúp thương hiệu tăng trưởng doanh thu và tăng nhận thức thương hiệu. Đây […]
- 28/04/2023
- 0 Bình luận
Marketing Online với hoạt động kinh doanh trực tuyến
Marketing online là một trong những nhân tố quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển. Marketing giống như chiếc […]
- 25/04/2023
- 0 Bình luận
Guest Post – Phương thức xây dựng Guets Post chất lượng
Guest Post được đánh giá là một chiến lược link building đem lại hiệu quả cao. Vậy Guest Post là […]
- 14/04/2023
- 0 Bình luận
Tại sao cần có phần mềm quản lý bán hàng ?
Ngày nay, việc bán cũng như quản lý hàng hoá trở nên dễ dàng hơn trước đây rất nhiều nhờ […]
- 12/04/2023
- 0 Bình luận
Tổng hợp phần mềm thiết kế website cho người không chuyên
Trước đây, việc thiết kế website thường phải nhờ đến kỹ năng và kiến thức của các coder và designer […]